[GÓC NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI] TẠI SAO HỌC SINH HỜ HỮNG VỚI MÔN HỌC LỊCH SỬ? Khảo sát của các nhà khoa học và thực tế đã trả lời cho câu hỏi tại sao học sinh của chúng ta không “mặn mà” gì với môn học lịch sử? cho dù chúng ta đã đầu tư, trăn trở và cả những phong trào hô hào “yêu lịch sử” để giới trẻ có hành xử khác với khoa học này? Có một số câu trả lời mang tính xu hướng chung như sau khi được hỏi tại sao bạn không thích học môn lịch sử? a. Nhóm thứ nhất cho rằng đây chỉ là môn học nên họ chỉ học cho có để đối phó với yêu cầu của môn học. b. Nhóm thứ hai thì cho rằng môn học này chả có ích gì cho cuộc sống của họ nên họ đã không cần chúng cho dù nó có quan trọng đến cỡ nào trong mắt giới chuyên môn và các nhà giáo dục. c. Nhóm thứ ba cho rằng môn học này rất cần thiết nhưng các nhà khoa học đã không thể làm cho nó đơn giản hơn, dễ tiếp thu hơn và có ý nghĩa hơn thay vì chỉ biết đưa ra hàn lâm thuật ngữ để mà “thể hiện” tài năng nhà khoa học hoặc lĩnh vực “nguy hiểm” mà mọi người cần phải biết! Sau khi đọc xong ba xu hướng câu trả lời tôi có mấy suy nghĩ từ góc nhìn của quản trị vì đây là khoa học chuyên ngành nên tôi xin không bàn luận sâu mà chỉ mạnh dạn đưa ra gợi ý để các nhà khoa học và nhà giáo dục tham khảo để cho “SẢN PHẨM KHOA HỌC KIA – MÔN LỊCH SỬ” đem lại lợi ích thực thụ cho người học và đạt được mục tiêu sứ mệnh của nó. Xin không tranh luận vì tôi không bàn luận về khoa học lịch sử mà chỉ bàn luận về cách mà khoa học ấy ứng dụng. THỨ NHẤT: Có nên chăng chia môn học lịch sử thành hai phân môn đó là khoa học lịch sử hàn lâm và khoa học lịch sử ứng dụng? a. Khoa học lịch sử hàn lâm dành cho các nhà nghiên cứu, những nhà khoa học có đủ nền tảng khoa học để tiếp cận liên môn, xuyên môn chuyên ngành phục vụ cho lợi ích của khoa học và đất nước. b. Khoa học lịch sử ứng dụng dành cho những người chưa có nền tảng khoa học cao, người tiếp cận môn học với mục đích biết và hiểu tại sao cũng như ý nghĩa tại sao phải nghiên cứu hay học lịch sử? c. Thông thường chúng ta hay giảng dạy cho học sinh về một sự kiện lịch sử để rồi nêu ý nghĩa và bài học nhưng hết thảy điều này chỉ là cái mà nhà khoa học hay nhà giáo dục chủ quan muốn chứ không phải cái mà học sinh cần!!! Vậy nếu coi giáo dục cũng là ngành kinh tế, dịch vụ thì việc đưa ra sản phẩm phải thích hợp và phù hợp với yêu cầu của thị trường và khách hàng chứ không khư khư cái quan điểm mọi người phải học vì nó là khoa học hay gì gì đấy! đó là quan điểm của nhà quản trị kém. THỨ HAI: Cần phải dạy văn hoá con người trước khi dạy kiến thức khoa học. Ở bất cứ quốc gia nào mà khi làm quản trị, hay làm giáo dục nhưng lại được nghiên cứu rất ít (không toàn diện) nếu không muốn nói là gần như không được nghiên cứu đầy đủ về con người thế nên các nhà khoa học sẽ thiếu sáng tạo, học sinh sẽ thành cái máy copy…Nhiều nhà khoa học và nhà giáo dục thìn chủ quan cho rằng cái đó lên cao rồi học, hay là chắc học rồi sẽ có! thật nguy hiểm cho kiểu tư duy này! THỨ BA: Khoa học không sai, môn lịch sử cũng không sai nhưng các nhà giáo dục và nhà sử học đã chưa biết cách biến “món ăn” khô cứng ấy thành “món rau gém” hấp dẫn mà ai cũng muốn thử để có hiệu quả cao. THỨ TƯ: Cần xem lại định nghĩa về lịch sử. Bản thân lịch sử đã được định nghĩa là những gì đã xảy ra và ý nghĩa cũng như giá trị của nó thì không phải ai cũng hiểu và các nhà giáo dục thì “đòi” người tiếp cận mặc nhiên phải biết mà chả giải thích tại sao phải cần và để làm gì!! Thế nên việc học sinh phải học sự kiện Liễu Thăng bị chém đầu thì họ cho rằng chuyện đó quá khứ lâu rồi bây giờ sẽ không tái hiện nữa vậy đọc nghe nó nhàm!!! Thế nên đây là thất bại của giáo dục! cho dù mục đích của nhà giáo dục hiểu về ý nghĩa cũng như mục tiêu cho môn học là hoàn toàn khác! Lẽ ra giáo dục phải giúp cho con trẻ hiểu được lịch sử là văn hoá vì lịch sử phản ánh mọi thứ từ suy nghĩ, việc làm (sự kiện)… đó là văn hoá. Vậy là văn hoá và lịch sử gắn chặt vào nhau như hai mặt của tờ giấy. Việc làm của con người ngay hôm nay để rồi ngày mai nó là quá khứ! Từ quá khứ đó người ta đúc kết ra các giá trị, các giá trị đó lại trở thành giá trị chung, giá trị chung đó sẽ trở thành thước đo để tương lai làm theo thế nên lịch sử là bao gồm cả tương lai chứ không chỉ còn là quá khứ! Vậy nên khi học sinh tiếp nhận lịch sử để họ nhìn thấy hiện tại đã đúng hay sai, tốt hay dở để mà điều chỉnh. Lúc này nhiệm vụ của lịch sử là để cho học sinh thấy được nhiệm vụ cần phải học và hành động chứ không phải là dùng trí tuệ chỉ để nhớ ai bị chém đầu ở Chi Lăng hay những con số khô cứng kia!!! (CÒN NỮA) Hà Nội 10/2020